Từ nguyên Tiệc_Thánh

Bí tích Thánh thể (Eucharist - từ tiếng Hi Lạp Εὐχαριστία eucharistia nghĩa là "tạ ơn") xuất hiện sớm trong lịch sử hội Thánh. Ignatius, Giám mục thành Antioch, tử đạo tại Roma khoảng năm 110, đã sử dụng thuật từ này cho cả Thánh lễ cũng như cho bánh và rượu nho, ba lần trong Thư gởi tín hữu ở Smyrna, và một lần trong Thư gởi tín hữu ở Philadelphia. Justin Martyr, khoảng năm 150, trong một đoạn văn miểu tả chi tiết Thánh lễ, viết "Bí tích Thánh thể" được các tín hữu dùng: "Đồ dùng này được gọi trong vòng chúng ta là Bí tích Thánh thể..." [5] Ngày nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong các giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáoGiáo hội Luther, nhưng không phổ biến trong cộng đồng Kháng Cách.

Tiệc Thánh (Anh ngữ Communion hoặc Holy Communion, từ tiếng Latin communio, nghĩa là "chia sẻ với nhau"), được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, đặc biệt là tín hữu Kháng Cách. Trong giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo, thuật từ này thường được áp dụng cho việc dự phần vào bánh và rượu nho được hiến tế hơn là cho toàn bộ Thánh lễ. Trong khi đó, các giáo hội khởi phát từ cuộc Cải cách Kháng Cách sử dụng thuật ngữ "Tiệc Thánh" để chỉ toàn bộ Thánh lễ, tập chú vào mối tương giao giữa các tín hữu, giữa cá nhân với hội Thánh và với Thiên Chúa, cũng là ngụ ý cho mối tương giao giữa các thân vị trong Ba Ngôi, lập nền cho các mối tương giao khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiệc_Thánh http://www.anabaptistnetwork.com/book/print/226 http://www.biblegateway.com/passage/?search=John%2... http://www.britannica.com/eb/article-9033174/Eucha... http://www.catholic-forum.com/saints/ncd03106.htm http://www.catholicliturgy.com/index.cfm/FuseActio... http://www.emersoncentral.com/lordsupper.htm http://www.ewtn.com/faith/teachings/euchmenu.htm http://www.sacred-texts.com/chr/lmass/ord.htm http://www.thirdway.com/menno/as/as7.asp http://wordnet.princeton.edu/perl/webwn?s=Eucharis...